Xút NaOH có gây cháy không? Biện pháp chữa cháy, ứng phó tai nạn liên quan đến xút ăn da

Tác giả: Admin | Ngày đăng: 28-03-2019

Xút ăn da có gây cháy không?

Bản thân xút NaOH không phải chất dễ cháy, nó không phải là chất hóa học gây ra nguy cơ hỏa hoạn trực tiếp, nhưng là chất có thể gây nguy cơ hỏa hoạn gián tiếp do các phản ứng liên quan đến hỏa hoạn. Để nghiên cứu vấn đề này, trước tiên hãy cùng Công ty Cổ phần Hóa chất Hải Hà tìm hiểu về khả năng phản ứng hóa học của xút.

Xút ăn da có dễ cháy không

Mức độ dễ cháy của xút bằng 0 (theo HMIS)

Độ ổn định và khả năng phản ứng của xút NaOH

1. Độ ổn định hóa học của xút ăn da:

- Trong điều kiện sử dụng bình thường, xút ổn định. Xút hút ẩm và hấp thụ CO2 trong khí quyển.

2. Khả năng phản ứng của xút ăn da:

- Phản ứng với nước, độ ẩm: giải phóng hơi ăn mòn, tỏa nhiệt dữ dội, nguy cơ hỏa hoạn khi tiếp xúc với các vật liệu dễ cháy.

- Khi đun nóng: giải phóng hơi, khí ăn mòn.

- Phản ứng tỏa nhiệt mạnh mẽ, phản ứng cháy nổ với một số axit. Phản ứng giải phóng nhiệt dữ dội với nhiều hợp chất dẫn đến tăng nguy cơ cháy nổ.

- Có thể ăn mòn kim loại. Phản ứng với một số kim loại: giải phóng hơi dễ cháy như hydro.

- Thậm chí xút lỏng cũng phản ứng mạnh với nhiều loại đường khác nhau sinh ra CO. CO là chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao. Phải tuân thủ cảnh báo: kiểm tra không khí bên trong thùng chứa xem có chứa CO không để đảm bảo an toàn trước khi mở thùng.

- Phản ứng trùng hợp: không xảy ra phản ứng trùng hợp.

Như vậy, việc sử dụng xút vẫn hoàn toàn có thể gây ra sự cố hỏa hoạn nếu như người sử dụng không tuân thủ đúng với các quy định về an toàn hóa chất.

Phản ứng gây nguy hiểm của xút NaOH

Biện pháp chữa cháy khi xảy ra hỏa hoạn do xút NaOH

1. Phương tiện chữa cháy:

- Sử dụng phương tiện dập tất thích ứng với môi trường: bọt, bột khô, carbon dioxit, phun nước, cát.

2. Đối với lính cứu hỏa:

- Chỉ ở trong khu vực nguy hiểm khi có thiết bị hô hấp khép kín. Tránh tiếp xúc với da bằng cách giữ khoảng cách an toàn hoặc bằng cách mặc quần áo bảo hộ phù hợp.

- Đóng cửa ra vào và cửa sổ các khu vực xung quanh.

- Pha loãng khí độc bằng cách phun nước.

- Phun nước vào thùng chứa để làm mát thùng chứa.

Sự cố hỏa hoạn chủ yếu do việc rò rỉ hoặc tràn hóa chất gây ra phản ứng hỏa hoạn cháy nổ. Tuy nhiên ngoài hỏa hoạn, sự cố đối với xút còn gây ra rất nhiều tác hại khác, mà người ứng cứu cần phải biết để đối phó.

     Xem thêm: Xút có độc không, các biện pháp phòng ngừa khi sử dụng xút và các biện pháp sơ cứu khi có sự cố nhiễm độc xút.

Quần áo bảo hộ chống sự cố đối với xút NaOH

Biện pháp ứng phó tai nạn khi xảy ra sự cố với xút NaOH

1. Trường hợp nguời ứng cứu không khẩn cấp:

- Sử dụng thiết bị bảo vệ: Găng tay, mặt nạ, kính và mặt nạ phòng độc kín mặt, đồ bảo hộ chống ăn mòn. Chất liệu kháng hóa chất tốt nhất là cao su nitrile. Chất liệu kháng hóa chất ít hơn: polyetylen clo hóa, cao su styren-butadien/PVC. Chất liệu kháng hóa chất kém: PVC, sợi tự nhiên.

- Với sự cố tràn lớn trong không gian hẹp thì dùng bộ đồ kín khí và thiết bị khí nén.

- Trường hợp sự cố sinh ra bụi: tránh ngược gió, đóng hết các cửa xung quanh tránh bụi xâm nhập.

2. Trường hợp người ứng cứu khẩn cấp:

- Trang bị cho đội ngũ ứng cứu thiết bị bảo vệ chuyên dụng.

- Khu vực ứng cứu phải được làm thông thoáng.

3. Biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường khi xảy ra sự cố đối với xút:

- Ngăn ngừa ô nhiễm đất và nước. Ngăn chặn lây lan trong cống rãnh. Ngăn chặn xâm nhập vào cống và nước công cộng.

- Thông báo cho chính quyền nếu chất lỏng xâm nhập vào cống rãnh hoặc vùng nước công cộng. Không xả rác ra môi trường.

Như vậy, qua bài viết Haihachem hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ các biện pháp ứng phó khi xảy ra sự cố với xút NaOH. Và hãy luôn nhớ phòng ngừa hơn chữa trị, để không xảy ra sự cố đáng tiếc, bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng xút ăn da đúng cách. Phải thường xuyên tổ chức huấn luyện công tác phòng cháy chữa cháy và ứng phó sự cố hóa chất để kịp thời xử lý và ngăn chặn tối đa hậu quả có thể xảy ra.

Xem tài liệu về an toàn hóa chất để hiểu rõ hơn vấn đề này.

     Xem thêm: Xút là gì và xút được ứng dụng thế nào trong đời sống và trong các ngành công nghiệp.