Xút NaOH có độc hại không? Các biện pháp sơ cứu và phòng ngừa đối với xút

Tác giả: Admin | Ngày đăng: 27-03-2019

Tìm hiểu về nguy cơ độc hại của xút NaOH

Xút ăn da là hóa chất có rất nhiều ứng dụng trong thực tế. Tuy nhiên, khi sử dụng xút phải tuân thủ đúng với các quy định về an toàn hóa chất vì xút được Hệ thống hài hoà toàn cầu (GHS) về phân loại và ghi nhãn hoá chất cảnh báo là một loại hóa chất gây nguy hiểm. Các cảnh báo bao gồm: ăn mòn kim loại, gây bỏng da và tổn thương mắt, gây hại tới môi trường thủy sinh.

Biểu tượng cảnh báo nguy hiểm GHS của xút NaOH

Biểu tượng cảnh báo GHS đối với xút

Trong bài viết này, Công ty Cổ phần Hóa chất Hải Hà sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng thể về các biện pháp phòng ngừa cũng như sơ cứu khi sử dụng xút NaOH.

Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó khi sử dụng xút ăn da:

1. Các phòng ngừa khi làm việc với xút

- Tránh hít phải sương, hơi, nước xịt ra.

- Rửa tay kỹ càng sau khi làm việc với xút.

- Tránh để xút thoát ra ngoài môi trường.

- Đeo găng tay bảo hộ/quần áo bảo hộ/kính bảo hộ/mặt nạ bảo hộ.

2. Chú ý về nơi lưu chứa xút:

- Nơi cất giữ phải được khóa lại.

- Vứt bỏ các thành phần và thùng chứa tới nơi chôn lấp chất thải phù hợp với quy định của địa phương và quốc gia.

Theo cảnh báo mức độ nguy hiểm của Hệ thống nhận dạng vật liệu độc hại (HMIS): xút được xếp hạng mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe ở mức 3 (nguy hiểm), mức độ dễ cháy ở mức 0 (không dễ cháy), mức độ phản ứng mức 2, và mức bảo vệ cá nhân J bao gồm: Kính chống bắn tóe, găng tay, yếm bảo hộ, khẩu trang chống bụi, mặt nạ phòng độc.

Cảnh báo nguy hiểm dối với xút NaOH của HMIS

Cảnh báo mức độ nguy hiểm HMIS đối với xút

     Xem thêm: Xút có gây nguy cơ cháy nổ không? Các biện pháp ứng phó khi xảy ra sự cố với xút.

Biện pháp sơ cứu khi tiếp xúc trực tiếp với xút ăn da:

1. Trường hợp hít phải hơi:

- Di chuyển nạn nhân đến nơi thoáng khí và giữ yên trong tư thế thoải mái để thở. Gọi ngay một trung tâm chống độc hoặc bác sĩ

2. Trường hợp xút tiếp xúc với da

- Rửa ngay chỗ tiếp xúc với nước vòi hoa sen trong 15 phút. Không dùng các chất trung hòa (hóa học).

- Cởi bỏ quần áo đem giặt, không cởi quần áo nếu quần áo dính vào da. Che vết thương bằng băng vô trùng.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Nếu bề mặt bỏng > 10%: đưa nạn nhân đến bệnh viện. Cởi bỏ ngay tất cả quần áo bị nhiễm bẩn. Rửa sạch da với nước/vòi hoa sen. Gọi ngay trung tâm chống độc hoặc bác sĩ.

3. Trường hợp xút tiếp xúc mắt

- Rửa cẩn thận với nước trong vài phút.

- Loại bỏ kính áp tròng nếu có và dễ thực hiện. Tiếp tục rửa.

- Gọi ngay trung tâm chống độc hoặc bác sĩ.

4. Trường hợp nuốt phải xút:

- Súc miệng bằng nước.

- Ngay sau khi nuốt phải: cho uống nhiều nước. Không gây nôn. Không dùng than hoạt tính. Không dùng thuốc giải độc hóa học.

- Tham khảo ngay ý kiến bác sĩ. Gọi cho Trung tâm chống độc.

- Nếu nuốt phải số lượng lớn: ngay lập tức đến bệnh viện. Súc miệng. Không gây nôn. Gọi ngay cho trung tâm chống độc hoặc bác sĩ.

5. Các lưu ý dành cho bác sĩ điều trị

- Triệu chứng nếu tiếp xúc với da: da bỏng và bị ăn mòn, vết thương chậm lành.

- Triệu chứng nếu hít phải: Nếu hít phải nồng độ cao: họng khô, đau họng. Kích ứng đường hô hấp và niêm mạc mũi. Các triệu chứng sau có thể xảy ra muộn: co thắt thanh quản, phù nề. Nguy cơ phù phổi, khó thở.

- Triệu chứng nếu tiếp xúc với mắt: ăn mòn mô mắt, gây tổn thương mắt nghiêm trọng, có thể tổn thương vĩnh viễn.

- Triệu chứng nếu nuốt phải: Nôn mửa, tiêu chảy. Bỏng niêm mạc dạ dày, ruột. Có thể gây thủng thực quản, chảy máu đường tiêu hóa. Có thể sốc. Nếu hấp thụ lượng lớn có thể rối loạn ý thức.

Như vậy, qua bài viết này hy vọng Haihachem đã giúp bạn nắm được các mức nguy hại của xút đến con người. Chính vì vậy, khi sử dụng xút, phải đặc biệt tuân thủ mọi quy định theo Phiếu an toàn hóa chất.

     Xem thêm: Ứng dụng của xút lỏng NaOH trong đời sống và trong sản xuất.